Thứ Tư, 8 tháng 1, 2014

Ý nghĩa số model trên HDTV của các hãng?


Mỗi mẫu TV có một số model (model number) riêng và không phải ai cũng hiểu ý nghĩa của những số, chữ xuất hiện trong số model. Nhiều người băn khoăn khi phải quyết định giữa những mẫu HDTV có mức giá gần bằng nhau, nhưng các thông số model lại rất khác nhau.
y-nghia-model-tivi-cac-hang
Mặc dù số model thường thay đổi hàng năm (đôi khi còn thay đổi thường xuyên hơn), song thông thường chúng chứa ý nghĩa của kích cỡ màn hình, dòng máy, công nghệ màn hình…. Một vài hướng dẫn sau đây của trang công nghệ Cnet có thể giúp bạn phần nào hiểu được ý nghĩa của chúng.
Mặc dù có sự thay đổi, song hầu hết các công ty vẫn duy trì khá nhất quán ý nghĩa của các con số model. Một số công ty còn giúp người dùng dễ hiểu khi nhìn vào thông số model và biết được model đó là model của năm nào, họ giữ nguyên series các con số nhưng thay đổi một con số chỉ năm. Chẳng hạn, trong thông số model của Panasonic, “VT50″ là chỉ năm 2012, “VT30″ là năm 2011.
Thông thường, các mẫu TV cùng dòng sẽ có kích cỡ màn hình khác nhau nhưng có các tính năng và thông số kỹ thuật giống nhau, và có thể có chất lượng giống nhau.
Dưới đây là cách hiểu các thông tin trên model TV của các hãng phổ biến.
LG 55LM6200
55: kích thước màn hình là 55 inch. Với mọi nhãn hiệu TV, nếu bạn nhìn thấy hai con số đứng liền nhau thì đó có thể là kích thước màn hình.
LM: thông thường, đây là từ chỉ công nghệ. LM là TV LCD có đèn nền LED ở cạnh màn hình (edge-lit LED LCD), LS là TV LCD có đèn nền LED ở phía sau màn hình (backlit), CS là TV LCD thông thường, PM và PA là plasma.
6200: đây là số series.
Panasonic TC-P65GT50
TC: danh mục sản phẩm (ở đây là TV).
P: nói đến công nghệ, P là plasma, L là LCD.
65: kích thước màn hình.
GT: series. Chữ “T” trong series nghĩa là 3D. Vì thế, mẫu TV này là TV 3D, còn mẫu TV TC-L55E50 không phải là TV 3D.
50: năm. “50″ là năm 2012, “30″ là năm 2011.
Samsung UN60ES7100F
UN: Với Samsung, UN là chỉ công nghệ. UN là TV LCD sử dụng đèn LED (light-emitting diodes), LN là TV LCD sử dụng đèn hình huỳnh quang (CCFL) truyền thống, và PN là plasma. Chữ “N” là viết tắt cho North America, tức là sản phẩm dành cho thị trường Bắc Mỹ. Ở thị trường châu Á, chữ “N” sẽ được thay bằng chữ “A”.
60: kích thước màn hình TV.
E: năm. “E” là năm 2012, “D” là 2011, “C” là 2010.
S: là mẫu TV LCD LED mỏng. Ở chỗ này, có thể bạn thấy một chữ “H”, nghĩa là mẫu TV có màn hình sâu hơn.
7100: số series
F: thực sự không rõ Samsung muốn nói gì với chữ “F” ở đây.
Sharp LC-80LE844U
LC: danh mục sản phẩm, chẳng hạn LC là “Liquid Crystal” (tinh thể lỏng), hay BD là “Blu-ray”.
80: kích thước màn hình.
LE: Kiểu TV. LE là nói đến TV LCD dùng đèn LED, còn SV là nói đến TV LCD thông thường.
844: là số series.
U: với mọi công ty, chữ “U” thường có nghĩa đó là mẫu TV bán tại thị trường Mỹ. Ở Việt Nam, chữ “U” ở các mẫu TV của Sharp được thay bằng chữ “M”.
Sony KDL-40EX640
KDL: kiểu màn hình hoặc là danh mục sản phẩm. Trong trường hợp này, đây có nghĩa là một chiếc TV LCD, còn nếu bạn thấy chữ XBR có nghĩa là một chiếc TV cao cấp.
40: kích thước màn hình.
EX: là series. Hiện Sony có các series EX, BX, và HX.
640: thông thường là chỉ số năm. Chẳng hạn, HX929 là model của năm 2011, HX950 là model năm 2012. Do nhiều yếu tố khác nhau, nguyên tắc này không phải lúc nào cũng giống nhau.
Toshiba 55L7200U
55: kích thước màn hình.
L7200: series
U: nghĩa là U.S (Mỹ).
Cuối cùng, nếu bạn nhìn thấy một chiếc TV có số model khó hiểu, nhưng có vẻ giống với số model của một TV khác, song có thêm một con số nữa cùng dòng với danh mục của công ty, đó có thể là một mẫu TV thuộc dòng riêng biệt. Trong khuôn khổ bài viết này, các thông tin cung cấp có thể giúp người dùng hiểu cơ bản về các số model, song để hiểu rõ hơn về ý nghĩa của các số model, cần phải có một nghiên cứu sâu hơn.
Theo VN review

Thứ Năm, 2 tháng 1, 2014

Tivi SamSung 110 inch UHDTV lớn nhất thế giới


Sau khi trưng bày màn hình khổng lồ 85 inch với độ phân giải 4K và UHDTV hồi đầu năm nay, Samsung đã vừa tiếp tục cho ra mắt một phiên bản UHDTV có kích thước khổng lồ lên tới 110 inch.
tivi-samsung-110 inch-lon-nhat-the-gioi
Samsung công bố màn hình 110 inch UHDTV
Theo GSMArena, với các tính năng thông minh cùng với thiết kế đóng khung nổi bật, mẫu TV 110 inch mới đã bắt đầu được bán ra từ ngày hôm qua (30/12) tại Trung Quốc, Trung Đông và một số nước châu Âu.
Màn hình TV khổng lồ 110 inch này cho đến nay là kích thước lớn nhất trên tất cả các mẫu TV trên thị trường. Màn hình có kích thước chiều rộng 2,6 m và chiều cao 1,8 m, nó lớn hơn cả một chiếc giường cỡ lớn. Mẫu TV 110 inch sẽ có tất cả các tính năng của mẫu nhỏ hơn là 85 inch.
Hiện vẫn chưa có thông tin về giá cả của mẫu TV có kích thước “khủng” này.
Theo Vnreview

Thứ Năm, 12 tháng 12, 2013

Hướng dẫn sửa tivi bị nhiễm từ


Tivi của bạn bị nhiễm từ thì trươc hết bạn kiểm tra loa của bạn có gần tivi không nếu gần thì bạn nên di chuyển nó ra xa sau đó bạn làm theo các bước sau: thứ nhất bạn bật tắt tivi nhiều lần xem có hết nhiễm từ không, tuyệt đối không nên sử dung nam châm ngay vì làm thế bạn không quen rất có thể sẽ làm cho tivi nhiễm từ nặng hơn đấy, còn nếu bật tắt nhiều lần mà không hết thì bạn hãy dùng nam châm bạn phải hết sức cẩn thận đưa nam châm lại gần màn hình tại chỗ bị nhiễm từ rồi kéo nam châm ra phía ngoài cho đến khi nào hết nhiễm từ thì thôi, bạn phải chú ý đảo chiều cưcf nam châm sao cho phù hợp.chúc bạn thành công.
sua-tivi-nhiem-tu
sua-tivi-suativi.infoHình ảnh tivi màn hình CRT bị xô lưới bệnh này bị nặng không sửa được, bị nhẹ có thể làm được bằng cách gắn nam châm nhưng đặt được một chỗ, nếu muốn chuyển chỗ khác thì gắn lại nam châm, nguyên nhân đèn bị xô lưới thường do máy bị rơi hoặc do nhà sản xuất, hiện tượng tivi CRT bị nhiễm từ gần giống hình ảnh trên.
Chỉ có màn CRT bị nhiễm từ thôi màn hình LCD, PLASMA, LED không bao giờ bị nhiễm từ, thật ra trong phần lớn số màn mình đều có trang bị 1 mạch khử từ, đại loại là 1 cuộn dây chạy vòng quanh đèn hình, nối tiếp với nguồn AC qua 1 điện trở nhiệt, tính năng của chú điện trở này là giá trị nhỏ nhưng khi nóng lên thì giá trị rất lớn, lúc vừa mở máy thì chú này còn nguội, điện AC đi vào cuộn khử từ cho màn hình, sau chừng 1 giây thì con trở đó nóng lên và cho trị số rất cao, dòng AC gần như không vào cuộn khử từ nữa.
Các TV nội địa thường bị hỏng con trở này ( đứt ) do đó cuộn khử từ không được cấp điện nên không làm việc.
Để khắc phục bạn có thể thay con trở khác. Nếu không mua được thì bạn dùng tạm cách sau, lấy 1 cục biến áp nguồn bất kỳ ( nhưng phần lõi FE phải không bị bọc vỏ sắt hay đồng ) cắm điện nguồn vào sơ cấp, bật điện đèn hình lên , cầm cục biến áp đó hơ lên màn hình khoảng vài giây, tập trung quanh chỗ bị loang màu. Làm vài lần là hết.
Nếu nhà không sẵn biến thế, bạn có thể dùng 1 cục nam châm mạnh ( đít loa treble chẳng hạn ) dí vào chỗ màu bị loang, VD màn hình đang bị loang màu đỏ, bạn xoay cục nam châm về hướng màn hình sao cho nó lên nhiều màu đỏ hơn nữa, sau đó từ từ ( thật từ từ ) đưa nam châm ra xa dần màn hình, làm vài lần là hết bệnh, nếu không hết được là do đèn hình bị xô lưới.
Note : Các phương pháp trên chỉ có tác dụng tốt trên màn hình CRT thông thường, riêng màn hình Trinitron thì khó hơn do nguyên nhân loang màu còn do 1 bệnh khác chứ không phải do nhiễm từ.
Các tivi không bị nhiễm tù là các tivi màn hình mỏng đời mới LCD, LED PLASMA
sua-tiv43Hình ảnh trên và dưới  là không phải do nhiễm từ
sua-tivi23

Trên đây là một vài chia sẻ của dịch vụ sửa tivi LCD. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho các bạn nhận biết được đâu là hiện tượng nhiễm từ.Chúc các bạn sử dụng tivi tốt nhất.

Thứ Tư, 11 tháng 12, 2013

Cuộc chơi Tivi 4k của các đại gia Việt


Hai hãng công nghệ theo đuổi cuộc chơi 4K rốt ráo nhất là Sony và LG vừa đồng loạt bật mí về doanh số bán hàng đầy hứa hẹn của dòng TV 4K. Vài chục chiếc/tháng là doanh số mà trước đây nhiều báo điện tử đánh giá là không tưởng. Nhiều người khác từng cho rằng TV 4K đưa về Việt Nam chỉ để “làm cảnh”. Nhưng có vẻ họ đã nhầm. Bởi lẽ, nhiều đại gia hiện nay đã nhanh tay mua cho mình chiếc TiVi có màn hình rộng với chuẩn hình ảnh gấp 4 lần Full HD. Và giống như dòng laptop cao cấp cấu hình cực mạnh được gọi với cái tên Ultrabook, dòng TV siêu nét này được đặt cái tên theo mô hình tương tự: Ultra HD.
Trên dưới 800 triệu đồng là mức giá của Sony và Samsung, còn LG thì thực tế và khiêm tốn hơn, chỉ dừng ở 300 triệu đồng. Mỗi hãng có những công nghệ độc quyền và con đường phát triển riêng cho dòng sản phẩm này, tuy nhiên, thật bất ngờ vì họ đã sớm kiếm được những khách hàng đầu tiên ở Việt Nam. Ðiều này chẳng có gì lạ đối với dân chơi công nghệ vì Việt Nam bắt đầu trở thành thị trường hứa hẹn thu hút các hãng công nghệ trên thế giới. Loa, ampli, dàn âm thanh cao cấp, tai nghe hàng hiệu, điện thoại mạ vàng, nạm kim cương… đều có đối tượng khách hàng riêng, còn bây giờ là Ti Vi 4K.
Trong hai hãng công nghệ tập trung mạnh vào TV 4K ở thị trường Việt Nam là Sony và LG, Sony tỏ ra có sự đầu tư bài bản và toàn diện hơn về nội dung cũng như các dòng phụ kiện, thiết bị hỗ trợ 4K chuyên biệt. Song, với mức giá hợp lý hơn, LG nhiều khả năng sẽ có doanh số bán hàng khả quan.

Sony đón đầu và tập trung toàn diện
Hãng công nghệ đến từ đất nước mặt trời mọc Sony đã không chỉ cung cấp thiết bị sản xuất nội dung 4K (phim ảnh, âm nhạc), giải pháp phát sóng nội dung 4K mà còn mang đến thiết bị trình chiếu nội dung 4K (máy chiếu 4K, TV 4K). 13.000 máy chiếu 4K Digital Cinema™ của Sony đã len lỏi vào khắp các rạp chiếu phim trên toàn cầu. Và công nghệ trình chiếu 4K này đã được hiện thực hóa cho mỗi gia đình.
Tháng 7/2012, Sony Electronics Việt Nam đã giúp người dùng trong nước tiếp cận khái niệm nội dung 4K khi ra mắt máy chiếu giải trí 4K đầu tiên trên thế giới, chiếc VPL-VW1000ES. Ðể có thể đưa hình ảnh đẹp trên màn hình rộng tối đa tới 200 inch, thiết bị sử dụng tấm nền 4K SXRD với độ tương phản cao và độ sáng lên đến 2000 ANSI Lumens. Thiết bị cũng có tính năng giả lập 4K Super Resolution “Reality Creation” độc quyền, có thể chuyển đổi tất cả các nội dung từ SD hay HD, 2D hay 3D sang các tín hiệu hình ảnh 4K đích thực (chuẩn DCI 4096 x 2160p).
Bốn tháng sau khi ra mắt máy chiếu 4K tại gia, Sony chính thức giới thiệu TV Bravia KD-84X9000 cao cấp với độ phân giải 4K (3840×2160) và kích thước màn hình lên tới 84 inch. Thiết bị của Sony sở hữu tấm nền LCD xấp xỉ 8,29 megapixel, gấp bốn lần so với độ phân giải Full HD tiêu chuẩn, và kết hợp 4K X-Reality PRO – công nghệ xử lý hình ảnh độc quyền của Sony được tối ưu hóa cho Tivi 4K. Công nghệ này có khả năng tái tạo một loạt các nội dung với độ phân giải khác nhau, chẳng hạn như chương trình phát sóng kỹ thuật số HD hoặc nội dung đĩa Blu-ray thành hình ảnh độ phân giải 4K.
Khoảng cách đề nghị của nhà sản xuất để người dùng xem được thoải mái là 1.56 m, với góc ngắm rộng 60 độ. Nghĩa là người xem có thể tận hưởng những chi tiết sắc nét trên màn hình TV này với khoảng cách rất gần.
Kích thước quá lớn đòi hỏi model TV này phải sở hữu tới 10 loa ngoài cùng công nghệ xử lý tín hiệu âm thanh đã có thương hiệu của Sony, cho chất lượng âm thanh 3D tròn đầy, bao bọc người xem.
Việc chơi game trên các thiết bị TV 4K khá thú vị. Ðiểm chung trên dòng TV 4K mà Sony và LG cho người dùng Việt trải nghiệm, đó là khi bạn chơi game với hai người chơi cùng 1 lúc, cùng công nghệ 3D, thiết bị cho phép cả hai người chơi phân biệt rõ góc nhìn riêng của họ trên cùng một màn hình khi mang kính 3D.
Ngoài máy chiếu 4k dành cho cả rạp chiếu phim lẫn dân dụng, Sony cũng tham gia phát triển hệ thống thiết bị sản xuất chương trình truyền hình, như dòng máy quay phim chuyên dụng flagship 4K CineAlta F65. Mới đây, Chính phủ Nhật Bản đã công bố rằng khoảng tháng 7 năm 2014, Nhật Bản sẽ có kênh truyền hình 4K đầu tiên. Ðó là tín hiệu cho thấy thời đại của TV 4K đang đến rất gần.
LG đưa tivi 4K về Việt Nam đầu tiên
Nửa triệu TiVi 4K của LG bán được trên toàn cầu là con số hãng công nghệ Hàn Quốc công bố cách đây vài ngày. Ngay từ buổi ra mắt thiết bị này tại Hà Nội cách đây khoảng 5 tháng, rất nhiều dân chơi công nghệ đã tập trung trải nghiệm, và không ít người trong số đó sở hữu những phòng giải trí tại gia có giá trị tiền tỷ. Một số trong đó đặt rất nhiều câu hỏi chi tiết và tìm kiếm câu trả lời tới tận cùng. Một trong số những lí do họ quan tâm nhiều đến vậy là bởi vì shọ sẽ bỏ tiền để trở thành một trong những người Việt đầu tiên sở hữu TV 4K. Thiết bị này cũng giành được nhiều ưu ái của giới nhà báo công nghệ, khi năm ngoái, model LG 84LM9600 được tạp chí công nghệ Stuff đánh giá là “TV của năm ở Việt Nam”. Lẽ đương nhiên, một thiết bị TV đỉnh cao như vậy, sẽ tích hợp đầy đủ các tính năng mới nhất của TV hiện đại: smart TV với khả năng lướt web có flash, chơi game 2D, 3D, cài thêm ứng dụng, kết nối Internet không dây, xem nội dung 3D. Riêng LG còn trang bị thêm công nghệ 3D thụ động Cinema 3D giúp người xem đỡ hại mắt và mỏi mắt hơn một số dòng TV 3D của đối thủ.
Theo đó, LG mạnh dạn hơn Sony khi đưa ra doanh số, rằng mỗi tháng hãng bán ở thị trường Việt Nam được khoảng 12 chiếc TV 4K, tối đa có tháng lên tới 20 chiếc. Thừa thắng xông lên, LG tuyên bố, tới năm 2016, sẽ xuất xưởng hơn 7 triệu TV 4K.
Samsung ở đâu trong cuộc chiến này?
Trong cuộc chạy đua TV 4K, Samsung có vẻ khá im hơi lặng tiếng. Có lẽ vì năm 2012, Samsung bận rộn không ngừng trong cuộc đấu trí với Apple và mất quá nhiều tiền trong các vụ kiện tụng. Bên cạnh đó, Samsung dường như đang dành toàn lực cho dòng sản phẩm smartphone và bận sáng tạo với các thiết bị lai như Samsung Galaxy Note hay “con cưng” Samsung Galaxy Camera.
Bận rộn đến vậy, Samsung tạm yên ắng ở thị trường TV. Ðến tận khoảng giữa năm 2013, tức là muộn khoảng 1 năm so với các đối thủ, Samsung mới đưa những mẫu TV 4K đầu tiên của hãng về Việt Nam. “Ðến muộn” nhưng cũng không kém cạnh, tại triển lãm CES 2013 vừa diễn ra cách đây ít ngày, mẫu TV 4K đầu tiên của Samsung đã gây nhiều chú ý với thiết kế Timeless độc đáo và được ví như một khung tranh giúp màn hình có thể xoay lên xuống. Sản phẩm sở hữu hai kích thước là 85 và 110 inch, đang giữ kỷ lục mới là TV 4K có kích thước lớn nhất trên thế giới. Tuy nhiên, cùng giữ kỷ lục này không chỉ có Samsung, mà còn có một số thương hiệu ít tên tuổi hơn với các mẫu TV 4K 110 inch khác, như hãng Hisense (Trung Quốc) hay Westinghouse (Mỹ). Người dùng sẽ được thêm một phen choáng váng với mức giá mà nhà sản xuất nước Mỹ Westinghouse đưa ra cho chiếc TV 4K của mình: khoảng hơn 6 tỷ đồng.
Câu chuyện về chiến dịch quảng cáo thông minh của Samsung với chiếc Note hay Galaxy Camera tại nhiều thị trường, trong đó có Việt Nam đã trở thành một kinh nghiệm thú vị đối với LG. Bí quyết của Samsung, cũng giống như các hãng đối thủ là tạo mối quan hệ thân thiết, bền chặt với các diễn đàn công nghệ lớn. Sự phủ sóng sâu rộng của Internet đã biến quyền lực ảo trên thế giới mạng thành quyền lực thật sự và có thể tính bằng tiền. Các hãng sẵn sàng tài trợ máy móc, giải thưởng cho các diễn đàn nhiếp ảnh, chơi video, trên tay, đập hộp thực hiện các cuộc thi từ nhỏ đến lớn. Theo đó, Samsung Galaxy Note đã tạo nên trào lưu vẽ chân dung, vẽ phong cảnh hay các sáng tạo 3D trên đường phố bằng chiếc bút S Pen. Hay Samsung Galaxy Camera theo chân các nhiếp ảnh gia đi sáng tác.
Liên hệ sang câu chuyện về nội dung 4K của LG. Trong tháng 4 tới, LG sẽ bắt tay với các diễn đàn nhiếp ảnh lớn để tổ chức trình chiếu ảnh chất lượng cao trên màn hình TV 4K, vừa thử nghiệm độ sắc nét của hình ảnh, không để phí hoài nguồn ảnh có dung lượng lớn và sắc nét của các tay máy trong nước.
Tạm kết
Ngoài TV Ultra HD 4K, trong năm nay, LG cũng dự tính mang những mẫu TV Oled siêu mỏng 55 inch đầu tiên trên thế giới về Việt Nam. Tại triển lãm CES 2013, LG đã trình làng cả mẫu TV Oled với màn hình có thể uốn cong.
4K và Oled đang là hai xu hướng công nghệ chủ đạo của làng TV thế giới trong năm nay. Trong khi một số hãng công nghệ đến sau như Samsung, Westinghouse chạy đua mở rộng kích cỡ màn hình TV 4K thì Sony và LG lại đang tìm cách thu nhỏ kích cỡ này lại cho phù hợp với phòng khách gia đình hơn (55 và 65 inch). Tuy nhiên, có lẽ đây chưa chắc đã là hướng đi đúng đắn, khi mà phải với TV màn hình thật lớn, chuẩn hình ảnh 4K mới phát huy được tác dụng của nó. Còn với người tiêu dùng, trên kích thước TV 55 và 65 inch, chuẩn hình ảnh Full HD có lẽ đã “mãn nhãn” lắm rồi!
Nếu nhà bạn đang dùng những chiếc tivi này mà chẳng may bị hỏng hãy liên hệ với chúng tôi: dịch vụ sửa chữa tivi tại nhà ở Hà Nội. Phục vụ nhanh, nhiệt tình. Hotline: 0914.331.331

Thứ Tư, 4 tháng 12, 2013

Ưu điểm của TV 4K so với tivi Full HD


Đối với ngành công nghiệp hiển thị hình ảnh thì thuật ngữ hot nhất bây giờ có lẽ là UHD hay gọi đơn giản hơn là 4K. Chúng ta hiện tại có lẽ đã quá quen với những chiếc TV FHD có độ phân giải 1080p (1920 x 1080 pixel) nhưng với việc tăng số điểm ảnh lên gấp 4 lần (3840 x 2160 pixel) thì TV 4K hứa hẹn sẽ mang lại cho người dùng những trải nghiệm tuyệt vời hơn nữa.diem-manh-cua-tivi-4k-so-voi-full-hd
Vậy thì tại sao ta lại nên chọn mua một chiếc TV 4K thay vì TV FHD thông thường? những lý do dưới đây sẽ cho bạn biết TV 4K hơn TV FHD ở những điểm nào.
diem-manh-cua-tivi-4k-so-voi-full-hd1
Sự lựa chọn cho tương lai
Chắc chắn một điều là TV 4K chính là tương lai của ngành công nghiệp TV thế giới, đó chính là bước phát triển tất yếu và chẳng ai có thể chống lại điều đó cả. Không giống như 3D, chỉ là một trào lưu nhất thời. Chỉ vài năm nữa thôi, TV 4K sẽ trở nên phổ biến. Vậy thì việc bạn lựa chọn TV 4K là lựa chọn đúng đắn, nó không những sẽ không lỗi thời mà còn là đi tắt đón đầu công nghệ.
Bạn sẽ bảo đấy là chuyện của tương lai, nhưng xin thưa, tương lai này gần lắm, không xa nữa đâu và nó không phải là chuyện khả năng, nó là chuyện chắc chắn. Vậy thì cớ gì ta phải e ngại một chiếc TV 4K nếu như ta có thể mua nó.
Độ chi tiết cao hơn
Cái này thì chắc ai cũng có thể nhận ra được, với độ phân giải gấp 4 lần FHD, TV 4K có số điểm ảnh lên đến 8,3 triệu, so với FHD chỉ có hơn 2 triệu thì hình ảnh thể hiện trên TV 4K sẽ có độ chi tiết rất cao.
diem-manh-cua-tivi-4k-so-voi-full-hd2
Hình ảnh sắc nét, mượt mà hơn
Cuộc cách mạng UHD không phải chỉ là tăng số điểm ảnh (độ phân giải) lên gấp 4 lần không thôi, nó còn là sự thay đổi về các yếu tố khác, tốc độ khung hình cao hơn, độ tương phản động và màu sắc mở rộng. Và không giống như tăng độ phân giải, tốc độ khung hình cao (HFR) có thể nhận biết được khi xem ở khoảng cách và kích cỡ màn hình khác nhau.
Bạn có thể sẽ nói rằng độ chi tiết giữa TV 4k và FHD chỉ có thể phân biệt được nếu ta xem TV ở khoảng cách gần nhưng hình ảnh mượt mà thì ở khoảng cách xa hơn 3m thì ta vẫn có thể cảm thấy được, ngay cả với những TV 4K có kích thước dưới 65 inch.
Xem ảnh chụp trên TV 4K cũng thích hơn
Sony đã phát hành một số phim 4K trong năm nay và trong các năm sắp tới, nội dung 4K sẽ bắt đầu có nhiều hơn nữa. Khi đó, bạn có thể xem những bộ phim mà mình ưa thích. Nhưng hiện tại, nếu bạn là người yêu thích chụp ảnh thì việc xem những hình ảnh đẹp trên một chiếc TV 4K sẽ mang lại cho bạn những trải nghiệm tuyệt vời mà bạn không bao giờ có được trên chiếc TV FHD. Nhờ độ phân giải cao mà các chi tiết của hình ảnh sẽ hiện lên rõ ràng, sắc nét hơn.
truyen-hinh-4k-khong-con-xa
Cho trải nghiệm chơi game tốt hơn
Đối với các game thủ, chơi game trên một màn hình lớn, có độ phân giải cao, tốc độ khung hình cao là một niềm mơ ước. Với sự phát triển của chuẩn HDMI 2.0 cộng với card đồ họa mạnh hỗ trợ 4K thì việc chơi game trên TV 4K sẽ trở thành một điều kỳ diệu.
Truyền hình 4K không còn xa
Vâng, tất nhiên chức năng chính của một chiếc TV là xem truyền hình. Năm 2012, đài truyền hình NHK của Nhật đã cho phát thử nghiệm nội dung 4K trên đường cáp quang. Sau đó thì các đài truyền hình của Hàn Quốc (SBS, MBC, KBS, EBS) cũng tuyên bố là sẽ phát nội dung 4K. Vậy nên nếu như tương lai có phát truyền hình 4K thì ta cũng không việc gì phải lo lắng.
Tóm lại
Một chiếc TV 4K hiện tại có giá khá đắt nhưng điều đó cũng đáng với những gì mà nó mang lại cũng như triển vọng cho những năm sử dụng tiếp theo của bạn đối với thiết bị được coi là không thể thiếu trong phòng khách của mỗi gia đình này. Trong khi công nghệ OLED là bước tiến khác vượt bậc và nó cũng có mức giá vượt quá khả năng của đa số người dùng thì TV 4K có lẽ là lựa chọn hợp lý nếu bạn muốn nâng tầm chiếc TV của mình.
anbui@hdvietnam.com

Chủ Nhật, 24 tháng 11, 2013

Cách khắc phục các vết bóng mờ hình ảnh trên tivi LCD

Tivi LED/ LCD đang là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều gia đình hiện nay vì chất lượng hình ảnh và màu sắc đẹp. Sau 1 thời gian dài sử dụng chất lượng màn hình có thể sẽ đi xuống và xuất hiện tượng “bóng ma” nếu như hình ảnh vật thể nào đó xuất hiện quá lâu trên màn hình. Hiện tượng này thường mờ nhạt nhưng chúng ta có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Để khắc phục hiện tượng này bạn nên gửi tivi đến các trung tâm bảo hành hoặc có thể tự khắc phục tại nhà theo những hướng dẫn dưới dây:
cach-khac-phuc-hien-tuong-bong-mo-tren-tivi-lcd

Kết nối tivi với máy tính

Bạn kết nối tivi với máy tính để dễ dàng kiểm tra hiện tượng trên. Trước khi kết nối bạn nên ngắt nguồn điện để đảm bảo an toàn. Sử dụng cổng kết nối DVI để nối với máy tính. Sử dụng thêm cáp chuyển đổi giữa DVI và VGA nếu máy tính chỉ có đầu ra VGA. Như vậy, card đồ họa trên máy tính mới “giao tiếp” được với LCD.

Xác nhận tivi kết nối với máy tính

Bật màn hình TV trong khi máy tính tắt. Ấn nút “video input” trên TV hoặc điều khiển để xác định loại kết nối giữa TV và máy tính. Sau đó bật máy tính và chờ xác nhận màn hình TV sẽ được dùng như màn hình máy tính.

Xác định và khắc phục “bóng ma” trên LCD

Mở các chương trình đồ họa trên máy tính như Photoshop hoặc Aperture của Apple (đối với máy Mac). Tạo một hình ảnh toàn màu trắng và lưu dưới dạng JPEG. Sau đó mở lại dưới dạng file ảnh có kích cỡ lớn lấp đầy màn hình LCD.
Các hình ảnh trắng sẽ dễ dàng cho thấy hiện tượng “bóng ma” hơn các hình ảnh màu khác. Tăng độ sáng màn hình LCD lên mức cao nhất có thể hoặc đến khi “bóng ma” bắt đầu mờ dần và trở thành màu trắng như hình ảnh. Thiết lập độ sáng này và một vài thông số khác để đạt độ phân giải hình ảnh gốc.

Thử nghiệm

Rút phích cắm kết nối DVI giữa TV và máy tính. Để TV hoạt động bình thường với các chương trình phát sóng truyền hình. Nếu hiện tượng “bóng ma” vẫn còn, hãy thử lại một lần nữa như trên.
Với mẹo nhỏ trên đây hy vọng sẽ giúp bạn tự khắc phục được hiện tượng bóng ma trên tivi LCD/ LED. Chúc các bạn thành công
http://suativi.info

Thứ Tư, 6 tháng 11, 2013

Tự sửa tivi với lỗi thường gặp

Bài viết dưới đây giúp bạn tự sửa tivi với một số lỗi thường gặp:

1.Tiếng bị sôi, rít hoặc không có tiếng

- Nguyên nhân : Có thể tivi đặt sai hệ tiếng (I; M; DK)
- Cách khắc phục : Đặt hệ màu hệ tiếng đúng theo chuẩn phát của mạng cáp (BG tương đương với 5.5 MHz)
tu-sua-tivi-voi-loi-thuong-gap

2. Hình ảnh không có màu sắc (ảnh đen trắng)

- Nguyên nhân : Có thể tivi đặt sai hệ màu (NTSC, SECAM)
- Cách khắc phục : Đặt hệ màu đúng theo chuẩn phát của mạng cáp (PAL) hoặc đặt hệ màu ở chế độ tự động (AUTO).
Chú ý : Với một số thế hệ tivi việc đặt sai hệ tiếng cũng có thể gây lên các hiện tượng như hình ảnh bị mất màu (ảnh đen trắng) hoặc xuất hiện các sóng màu trên màn hình.

3. Tivi không thu được một số kênh

Có thể do một trong những nguyên nhân sau :
Dải tần số hoạt động của tivi bị khuyết (không làm việc ở một số kênh sóng), hiện tượng này thường gặp ở một số tivi thế hệ cũ.
Đặt sai chế độ dò kênh, hiện tượng này thường gặp ở một số thế hệ tivi Panasonic
Cách khắc phục : Với nguyên nhân do đặt sai chế độ dò kênh cần phải đặt lại về chế độ dò kênh CATV.

4. Một số lỗi khác

Không thu được tín hiệu
Tín hiệu nhiễu
Tín hiệu nhấp nháy : khi xem tivi thấy lúc có hình lúc không trong khoảng thời gian ngắn
Các kênh tín hiệu không đồng đều : có kênh nét, kênh nhiễu
Trên màn hình có các vạch xước ngang
Khi gặp các hiện tượng trên Quý khách vui lòng liên hệ: 0914.331.331 để được tư vấn và hỗ trợ.
Website: http://suativi.info